1. Mục tiêu của chương trình đào tạo thường xuyên
1. Đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành của một chương trình đào tạo hoặc một mô - đun đào tạo theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc kiến thức, kỹ năng thực hành của một nghề hoặc một số công việc của nghề, do học viên lựa chọn nội dung học, thời gian, địa điểm học và giáo viên, người dạy nghề trực tiếp giảng dạy.
2. Bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhằm trang bị, tăng thêm năng lực thực hiện nghề; bổ sung kiến thức mới, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn nghề nghiệp để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động.
3. Đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề nhằm trang bị, truyền lại kiến thức, kỹ năng nghề cho học viên thông qua việc nghệ nhân, thợ giỏi trực tiếp truyền lại các kiến thức, kỹ năng cho học viên trong quá trình cùng làm việc.
4. Đào tạo theo hình thức tập nghề nhằm hướng dẫn học viên thực hành nhiều lần các thao tác, kỹ năng nghề và tập làm nghề trong một thời gian nhất định để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động hoặc tự tạo việc làm.
5. Bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nhằm trang bị, tăng thêm kiến thức, năng lực thực hiện nghề, bổ sung kiến thức mới, hoàn chỉnh kỹ năng nghề theo các tiêu chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ, công việc hoặc tham gia đánh giá tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
6. Chương trình chuyển giao công nghệ nhằm trang bị cho học viên các kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, gồm: phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh hoặc những phương pháp công nghiệp dùng những cá thể sống và những quy trình sinh học để sản xuất những sản phẩm cần thiết.
7. Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng (sau đây gọi chung là chương trình đào tạo dưới 03 tháng) có thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ và thời gian khóa học (từ khi khai giảng đến khi bế giảng) dưới 03 tháng, nhằm trang bị cho học viên năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề hoặc năng lực thực hành theo yêu cầu của vị trí làm việc.
2. Đối tượng đào tạo thường xuyên
Đối tượng tuyển sinh: Người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
Trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề.
3. Thời gian và kế hoạch đào tạo thường xuyên
1. Thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH được thực hiện theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, gồm: thời gian thực học kiến thức nghề, kỹ năng mềm; thời gian thực học thực hành nghề; thời gian kiểm tra trước, trong quá trình đào tạo, kiểm tra kết thúc khóa học; trong đó thời gian thực học thực hành nghề tối thiểu chiếm 80% tổng thời gian khóa học.
2. Việc bố trí thời gian thực học được thực hiện linh hoạt trong ngày; trong tuần (ngày làm việc hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ) theo yêu cầu của học viên và được cụ thể trong kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học.
3. Thời gian học mỗi buổi tối đa là 05 (năm) giờ và thời gian học trong một ngày tối đa là 08 (tám) giờ.
4. Kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học được xây dựng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học viên, đặc điểm của vùng, miền và phải bảo đảm thực hiện nội dung chương trình đào tạo.
3. Trường Cao đẳng Dược Hà Nội - Địa chỉ đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo thường xuyên uy tín
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đào tạo thường xuyên, Trường Cao Đẳng Dược Hà Nội tổ chức các chương trình đào tạo thường xuyên dành cho các đối tượng. Với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, nhà trường đảm bảo cung cấp một môi trường học tập chất lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của học viên.
Các khóa học đào tạo thường xuyên tại Cao Đẳng Dược Hà Nội bao gồm:
TT | Tên chương trình | Đối tượng | Thời gian đào tạo | Ghi chú |
1 | Ứng dụng laser trong chăm sóc sắc đẹp | Tốt nghiệp THPT | 1 tuần | |
2 | Kỹ thuật viên xoa bóp, bấm huyệt | Tốt nghiệp THPT | 2,5 tháng | |
3 | Kỹ thuật viên thiết kế tạo mẫu tóc | Tốt nghiệp THCS | 2,5 tháng | |
4 | Kỹ thuật viên phun xăm thẩm mỹ | Tốt nghiệp THCS | 2,5 tháng | |
5 | Kỹ thuật viên vẽ móng nghệ thuật | Tốt nghiệp THCS | 2,5 tháng | |
6 | Kỹ thuật viên chăm sóc da | Tốt nghiệp THCS | 2,5 tháng | |
7 | Kỹ thuật viên trang điểm thẩm mỹ | Tốt nghiệp THCS | 2,5 tháng | |
8 | Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng | Tốt nghiệp các nhóm ngành sức khỏe | 2,5 tháng | |
9 | Chứng chỉ tiêm truyền cơ bản | Tốt nghiệp THPT | 2 tháng | |
10 | Điều dưỡng cơ bản | Tốt nghiệp THPT | 2,5 tháng | |
11 | Kỹ thuật viên chăm sóc người cao tuổi | Tốt nghiệp THPT | 2,5 tháng | |
12 | Đào tạo kỹ năng bán hàng nhà thuốc GPP | Dược sĩ công tác trong các cơ sở y tế, cơ sở hành nghề dược tư nhân | 3,5 ngày | |
13 | Cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược | Dược sĩ công tác trong các cơ sở y tế, cơ sở hành nghề dược tư nhân | 2,5 ngày |
Các khóa học tại Cao đẳng Dược Hà Nội được thiết kế để cung cấp kiến thức cập nhật, kỹ năng thực hành chuyên sâu và chứng chỉ giá trị, giúp học viên nâng cao trình độ và đáp ứng tốt nhất yêu cầu của ngành nghề.
Để đăng ký tham gia các khóa học đào tạo thường xuyên, bạn vui lòng liên hệ với trung tâm tuyển sinh của nhà trường!
Thông tin liên hệ Ban tuyển sinh
- Email: contact@duochn.edu.vn
- Hotline: 024 7305 8368 - 0586.77.8888 - 093.212.6868
- Fanpage: https://www.facebook.com/duochanoicollege
- Zalo: https://zalo.me/caodangduochanoi
- Bản đồ hướng dẫn đến trường: https://bit.ly/google-maps-dhn
- Hà Nội: Đường XP2, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
- Hưng Yên: Km15, QL5, Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên