logo

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC HÀ NỘI

HANOI COLLEGE OF PHARMACY

Quy định xét, công nhận danh hiệu Giảng viên giỏi cấp trường (cấp cơ sở)

Căn cứ Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động -  Thương binh và Xã hội Quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 19/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động -  Thương binh và Xã hội Quy định về hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp;

Xét đề nghị của Trưng phòng Đào tạo;

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Dược Hà Nội ban hành Quy định xét, công nhận danh hiệu Giảng viên giỏi cấp trường (cấp cơ sở), như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ, quy trình xét, công nhận danh hiệu Giảng viên giỏi cấp trường (cấp cơ sở) và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy định này áp dụng đối với các giảng viên và cán bộ, công chức (sau đây gọi tắt là nhà giáo) đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Hà Nội (sau đây gọi tắt là Nhà trường) đang trực tiếp giảng dạy, làm công tác quản lý giáo dục tại Nhà trường.

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tới công tác xét, công nhận danh hiệu Giảng viên giỏi trong Nhà trường.

Điều 3. Danh hiệu Giảng viên giỏi cấp cơ sở

Danh hiệu Giảng viên giỏi cấp cơ sở để ghi nhận, biểu dương, tôn vinh các nhà giáo có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Trên cơ sở đó, theo định kỳ, Nhà trường tổ chức xét, đề nghị các danh hiệu nhà giáo do cấp trên tổ chức.

Điều 4. Nguyên tắc xét, công nhận danh hiệu Giảng viên giỏi

1. Đánh giá kết quả thực hành thi giảng dạy thông qua hội thi (hội giảng) kết hợp với công tác thanh tra, kiểm tra, kết quả hoàn thành nhiệm vụ năm học theo tiêu chuẩn Giảng viên giỏi quy định.

2. Công bằng, công khai, dân chủ, tự nguyện, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy trình và đối tượng trong việc xét, công nhận danh hiệu Giảng viên giỏi.

3. Kết quả xét Giảng viên giỏi cấp cơ sở phải thông qua Hội đồng khoa trước khi tổng hợp, báo cáo đề nghị Hội đồng cơ sở Nhà trường xem xét, quyết định.

Điều 5. Thời gian xét, công nhận và trao quyết định, giấy chứng nhận danh hiệu Giảng viên giỏi

Xét, công nhận danh hiệu Giảng viên giỏi 01 năm/lần theo năm học, xong trước ngày 15 tháng 8 hằng năm; tổ chức trao quyết định, giấy chứng nhận danh hiệu vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

Điều 6. Kinh phí bảo đảm nhiệm vụ xét, công nhận và mức tiền thưởng danh hiệu Giảng viên giỏi

1. Kinh phí theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường.

2. Mức tiền thưởng danh hiệu Giảng viên giỏi cấp cơ sở theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường và do Hiệu trưởng Nhà trường quyết định.

 

Chương II

DANH HIỆU GIẢNG VIÊN GIỎI CẤP CƠ SỞ

Mục 1

TIÊU CHUẨN GIẢNG VIÊN GIỎI CẤP CƠ SỞ

Điều 7. Tiêu chuẩn chung

1. Về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức

a)  Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước. Nắm vững và vận dụng đúng đắn những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Nhà trường và địa phương nơi cư trú.

b)   Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, lối sống trong sạch, lành mạnh được tập thể nhà trường, khoa (bộ môn) và sinh viên tín nhiệm.                                                                                  

c) Trong năm học phải được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

2. Trình độ học vấn

Đạt trình độ học vấn theo quy định hiện hành đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm, có văn bằng tốt nghiệp đào tạo giảng viên, giáo viên hoặc có các chứng chỉ theo quy định của Nhà nước và Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội.

3. Về giảng dạy

a)  Đạt định mức về giờ chuẩn giảng dạy/năm học theo quy định hiện hành của Nhà trường (50% đối với giảng viên môn cơ bản và môn cơ sở ngành, 70% đối với giảng viên các môn chuyên ngành).

b)  Có thời gian công tác, giảng dạy từ 01 năm trở lên.

c)  Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm và phương pháp giảng dạy tốt. Kết quả thực hành giảng dạy đạt loại Giỏi trở lên trong hội thi, hội giảng do Nhà trường tổ chức trong năm học.      

d) Kết quả học tập của các lớp do nhà giáo được phân công giảng dạy môn học trong năm học: Từ 90% đạt yêu cầu trở lên, trong đó có trên 50% đạt khá, giỏi.

4. Định mức về nghiên cứu khoa học của năm học đối với nhà giáo theo quy định hiện hành, trong đó phải có đủ tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học quy định tại điều 8 Quy định này.

Điều 8. Tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học

Trong năm học, nhà giáo được xét phải đạt một trong hai tiêu chuẩn sau:

a) Chủ trì 01 hoặc tham gia 02 đề tài, sáng kiến nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên đã nghiệm thu, đánh giá Đạt trở lên.

b) Chủ biên hoặc tham gia biên soạn, chỉnh sửa 01 chương trình đào tạo, giáo trình, đề cương ôn tập và tài liệu sử dụng trong giảng dạy cho các đối tượng đào tạo của Nhà trường.

Mục 2

HỒ SƠQUY TRÌNH XÉT, CÔNG NHẬN DANH HIỆU

GIẢNG VIÊN GIỎI CẤP  SỞ

Điều 9. Hồ sơ của cá nhân nhà giáo                                            

1. Nhà giáo đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên giỏi phải chuẩn bị 02 bộ hồ sơ, gồm các văn bản quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.   

2. Hồ sơ của nhà giáo được đóng thành quyển, khổ giấy A4, bìa hồ sơ màu xanh da trời, không đóng bìa cứng, trình bày theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.

Điều 10. Trình tự xét, đề nghị cấp bộ môn, khoa                        

1. Cấp bộ môn (tổ)                                                                     

a) Nhà giáo có đủ tiêu chuẩn theo Quy định này, tự nguyện lập hồ sơ (02 bộ), nộp cho bộ môn (tổ) để đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên giỏi.

b) Phụ trách bộ môn (tổ) tổ chức họp toàn thể nhà giáo trong bộ môn (tổ) để xét chọn nhà giáo có đủ tiêu chuẩn theo quy định.

c) Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Nhà giáo đạt 90% số phiếu tín nhiệm trở lên so với tổng số nhà giáo trong bộ mộn (tổ) được báo cáo lên khoa; hồ sơ gồm: Danh sách đề nghị theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này, kèm theo Hồ sơ của nhà giáo theo quy định tại Điều 9 Quy định này.

d) Đối với cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện quy trình xét, đề nghị như quy định tại các điểm a, b Khoản này.

2. Cấp khoa

a)  Trưởng khoa tổ chức phiên họp toàn thể nhà giáo trong khoa để xét, đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên giỏi cấp cơ sở.

b)  Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Nhà giáo đạt 90% số phiếu tín nhiệm trở lên so với tổng số nhà giáo trong khoa, được khoa đề nghị lên Hội đồng cấp cơ sở (cấp trường), hồ sơ gồm: Các văn bản theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; biên bản phiên họp xét, đề nghị theo Mẫu số 06, Biên bản kiểm phiếu xét, đề nghị theo Mẫu số 07; phiếu bầu theo Mẫu số 08 Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.

Điều 11. Quy trình xét, đề nghị công nhận cấp cơ sở

1. Hội đồng cấp cơ sở

CÁC ĐỐI TÁC CỦA TRƯỜNG

Đối tác 1
Đối tác 2
Đối tác 3
Đối tác 4
Đối tác 5
viet sun