logo

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC HÀ NỘI

HANOI COLLEGE OF PHARMACY

Khoa Y Dược - Trường Cao đẳng Dược Hà Nội

GIỚI THIỆU VỀ KHOA Y DƯỢC - TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC HÀ NỘI

A. GIỚI THIỆU

1. Giới thiệu chung:

Khoa Y Dược được thành lập trên cở sở tổ chức lại Khoa Dược và Khoa Y, quản lý về công tác chuyên môn các ngành Dược, Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật Dược của Trường Cao đẳng Dược Hà Nội

Nhân sự

2. Đội ngũ nhân sự của Khoa Y Dược

2.1. Lãnh đạo khoa

- DSCC. Trần Đức Thanh 

- ThS. Phạm Quang Hải

2.2. Cán bộ giảng viên

TT Họ và tên Trình độ Bộ môn giảng dạy Điện thoại Email
1 Trần Đức Thanh DSCC Dược liệu, Bào chế    
2 Phạm Quang Hải ThS Điều dưỡng cơ sở, Quản lý Điều dưỡng, Chăm sóc hồi sức tích cực    
3 Hoàng Khắc Lượng DSKC1      
4 Lý Ngọc Binh DSKC1      
5 Nguyễn Thị Vân ThS      
6 Cao Thị Hiền ThS      
7 Nguyễn Thị Thùy Trang CN      
8 Nguyễn Thị Huyền CN      
9 Trần Thị Hòa ThS      
10 Nguyễn Thị Hà CN      
11          

 

B. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA

Điều 1. Chức năng của các khoa

Là đơn vị chuyên môn, có chức năng triển khai các hoạt động giảng dạy các học phần; các chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức đào tạo các ngành được giao quản lý; tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ; hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trong triển khai các đề án, chương trình và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ.

Điều 2. Nhiệm vụ của các khoa

1. Quản lý giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học thuộc khoa, bộ môn theo phân công của Hiệu trưởng:

- Quản lý cán bộ, giảng viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng; chủ động đề xuất việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên.

- Tổ chức đánh giá giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong khoa, bộ môn và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong trường theo quy định của Nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; ngành, nghề đào tạo và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học; tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình đào tạo.

2. Quản lý đào tạo

- Xây dựng chương trình đào tạo của từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo thuộc khoa, bộ môn mình quản lý hoặc do Hiệu trưởng giao.

- Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học, mô-đun, tín chỉ liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học, mô-đun, tín chỉ của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo.

- Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo theo định hướng phát triển của Nhà trường; phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định.

- Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hằng năm của Trường theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.

- Xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu, kế hoạch, lịch trình giảng dạy; kiểm tra đánh giá người học; lựa chọn cơ sở thực hành, thực tập, tổ chức triển khai kế hoạch thực hành, thực tập thuộc lĩnh vực chuyên môn do khoa quản lý; kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện;

3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa, bộ môn;

- Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn do khoa quản lý;

- Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

- Chủ động đề xuất Ban Giám hiệu tổ chức các Hội thảo khoa học, hội thảo nghiệp vụ và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt.

4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động thuộc khoa, bộ môn.

5. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo theo quy định của Hiệu trưởng; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị đào tạo

- Phối hợp với các đơn vị trong việc tổ chức và thực hiện giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá năng lực người học theo chuẩn đầu ra; thực hiện các công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn do Khoa quản lý;

- Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện các đề án, dự án, chương trình thuộc lĩnh vực chuyên môn do khoa quản lý;

- Phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo, Trung tâm Truyền thông - Tuyển sinh và Đối ngoại, các đơn vị chức năng khác trong quảng bá tuyển sinh, tìm kiếm đối tác phối hợp, hợp tác đào tạo các ngành thuộc khoa quản lý.

- Thẩm định và xác nhận giờ giảng của từng học phần làm cơ sở để Bộ phận Tài chính- Kế toán thực hiện chế độ thanh toán theo quy định;

- Đề xuất với Hiệu trưởng xét bảo lưu kết quả học tập, xét chuyển đi, chuyển đến, tạm ngừng học, xin học tiếp, thôi học, khen thưởng, kỷ luật, gia hạn thêm thời gian học tập đối với người học thuộc quyền quản lý theo quy định;

- Phối hợp với Phòng Công tác học sinh, sinh viên trong giải quyết chế độ, chính sách, bảo đảm quyền lợi của người học;

6. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Hiệu trưởng.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám hiệu.

 

CÁC ĐỐI TÁC CỦA TRƯỜNG

Đối tác 1
Đối tác 2
Đối tác 3
Đối tác 4
Đối tác 5
viet sun